Tin tức

Khoa Khoa học & CN Thực phẩm - Thị trường tín chỉ carbon và công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho ngành Môi trường (Phần 1)

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tại cuộc họp với các bộ, ngành nghe báo cáo về Đề án thành lập thị trường carbon (Đề án), sáng 12/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ: Từng nhóm nhiệm vụ, giải pháp phải xác định rõ sản phẩm (nghị định, thông tư, quyết định, kế hoạch, dự án), rõ thời hạn hoàn thành, phân kỳ thực hiện.

Phó Thủ tướng cho rằng đây là vấn đề khó, phức tạp, đòi hỏi sự cam kết mạnh mẽ, thống nhất thực hiện ở phạm vi toàn cầu. Hiện nay, nhiều nước đã thiết lập thị trường carbon, từng bước hình thành hàng rào kỹ thuật, chính sách thuế liên quan đến carbon đối với hàng hoá nhập khẩu. Với tiềm năng lớn về tín chỉ carbon, Việt Nam không thể đứng ngoài.

Phó Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung phân tích, làm rõ điều kiện cần thiết để hình thành thị trường tín chỉ carbon, nhiệm vụ của từng bộ, ngành, những khó khăn, vướng mắc, từ đó "đưa ra lộ trình triển khai đồng bộ sau khi Đề án được ban hành".

Diện tích rừng trên thế giới đang ngày càng thu hẹp do nhiều nguyên nhân như khai thác gỗ, cháy rừng, và canh tác. Điều này dẫn đến lượng khí CO2 trong khí quyển tăng cao, đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu với những hậu quả nghiêm trọng như: hạn hán, lũ lụt, mực nước biển dâng cao, ảnh hưởng đến đời sống con người và hệ sinh thái. Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng, tiêu chuẩn tín chỉ carbon hiện đang được coi là giải pháp quan trọng. 

Tín chỉ Carbon là gì?

Tín chỉ Carbon là chứng nhận để giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải lượng khí nhà kính, cụ thể là khí CO2. Nó đại diện cho quyền phát thải một tấn CO2 hoặc một lượng khí nhà kính khác tương đương với 1 tấn CO2 (tCO2e) vào bầu khí quyển.

Tín chỉ Carbon là giấy phép hoặc chứng chỉ có thể mua bán, cung cấp cho người nắm giữ tín chỉ quyền phát thải một tấn carbon dioxide hoặc tương đương với một loại khí nhà kính khác. Mục tiêu chính của việc tạo ra tín chỉ carbon là giảm lượng khí thải carbon dioxide và các loại khí nhà kính khác từ các hoạt động công nghiệp, nhằm giảm tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Tín chỉ Carbon là chứng nhận để giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải lượng khí nhà kính, cụ thể là khí CO2.

Thị trường tín chỉ Carbon là gì?

Thị trường tín chỉ Carbon là một hệ thống giao dịch cho phép các tổ chức mua bán quyền phát thải khí nhà kính, cụ thể là CO2. Các công ty hoặc cá nhân có thể sử dụng thị trường carbon để bù đắp lượng phát thải khí nhà kính bằng cách mua tín dụng carbon từ các đơn vị loại bỏ hoặc giảm phát thải khí nhà kính.

Một khoản tín dụng carbon có thể trao đổi được tương đương với một tấn carbon dioxide hoặc lượng tương đương của một loại khí nhà kính khác được giảm thiểu. Khi một khoản tín dụng được sử dụng để giảm thiểu, cô lập hoặc tránh phát thải, nó sẽ trở thành một khoản bù đắp và không thể mua bán được nữa.

Nhằm đáp ứng xu thế xã hội và đáp ứng nhu cầu thị trường lao động ngành môi trường trong tương lai. Năm 2024 Khoa Khoa học và Công nghệ thực phẩm, Trường Đại Học Lạc Hồng mở thêm nhiều ngành học mới, đặc biệt có mở các nghành “ Năng lượng xanh và Sinh thái môi trường, Công nghệ môi trường, An toàn – Sức khỏe và Môi trường”.

Để đáp ứng được nhu cầu học của sinh viên, Khoa đã trang bị đầy đủ các phòng thí nghiệm, cơ sở vật chất cũng như chương trình đào tạo và đội ngũ giảng viên để đáp ứng được việc học của sinh viên. Với hệ sinh thái các doanh nghiệp liên kết với Khoa, các bạn sinh viên sẽ có nhiều cơ hội trải nghiệm thực tế cũng như cơ hội việc làm sau ngay sau khi tốt nghiệp.

KHOA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM TUYỂN SINH NĂM 2024

  1. Đại học chính quy: 

Ngành Công nghệ thực phẩm - Mã ngành: 7.54.01.01. Thời gian đào tạo: 4 năm. Với các chuyên ngành:

+ Công nghệ thực phẩm;

+ Quản lý chất lượng và An toàn thực phẩm;

+ Khoa học thực phẩm và Dinh dưỡng.

Ngành Khoa học môi trường - Mã ngành: 7.44.03.01. Thời gian đào tạo: 4 năm. Với các chuyên ngành:

+ Công nghệ môi trường;

+ An toàn, Sức khỏe và Môi trường;

+ Năng lượng xanh và Sinh thái môi trường.

  1. Văn bằng 2 - Liên thông (buổi tối - online)

Ngành Công nghệ thực phẩm - Mã ngành: 7.54.01.01. Thời gian đào tạo: 18 tháng. Với các chuyên ngành:

+ Công nghệ thực phẩm;

+ Quản lý chất lượng và An toàn thực phẩm;

+ Khoa học thực phẩm và Dinh dưỡng.

Ngành Khoa học môi trường - Mã ngành: 7.44.03.01. Thời gian đào tạo: 18 tháng. Với các chuyên ngành:

+ Công nghệ môi trường;

+ An toàn, Sức khỏe và Môi trường;

+ Năng lượng xanh và Sinh thái môi trường.

KHOA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM CÓ ƯU ĐIỂM

1. 100% Giảng viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ được đào tạo phương pháp giảng dạy và đánh giá theo chuẩn quốc tế, với hơn 15 năm kinh nghiệm, hiện đang làm cố vấn chuyên môn cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý.

2. 100% Chương trình đào tạo được xây dựng dựa theo nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp và cơ quan quản lý chuyên môn.

3. 100% Sinh viên tốt nghiệp ĐÚNG thời gian đào tạo và được hỗ trợ xin việc làm.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Văn phòng Trưởng khoa:  Tiến sĩ Lê Thị Thu Hương

       - Phòng I.405, Cơ sở 6, Trường ĐH Lạc Hồng. Số 10 Huỳnh văn Nghệ, Phường Bửu Long, Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.

       - Tel: (0251). 3953.442 / 3951795

       - Fax: 0251. 3952534

Văn phòng Phó trưởng Khoa:  ThS Lê Phú Đông

       - Phòng I.408, Cơ sở 6, Trường ĐH Lạc Hồng. Số 10 Huỳnh Văn Nghệ, Phường Bửu Long, Biên Hòa, Đồng Nai.

  •        - Tel: (0251).3951.795 
  •        - Fax:  0251.3952.534

 

Khoa Khoa học và Công nghệ thực phẩm

Ngành môi trường - ĐH Lạc Hồng


      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        5,284,186       1/600